Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: THX/TTXVN
Chưa bao giờ trong lịch sử nền Đệ ngũ Cộng hòa, bức tranh chính trị Pháp lại u ám, bất định và nhuốm màu bi quan như hiện nay. Chỉ trong chưa đầy nửa nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Emmanuel Macron, đã có 4 thủ tướng được bổ nhiệm và có thể câu chuyện sẽ chưa dừng lại ở đây. Quyết định giải tán Quốc hội mà ông đưa ra ngay sau khi phe cực hữu giành chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (EP) là nguyên nhân chính dẫn đến những bế tắc này.
Tại cuộc bầu cử EP đầu tháng 6/2024, đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) đã giành vị trí dẫn đầu tại Pháp với số phiếu cao hơn gấp đôi so với đảng Phục hưng (Renaissance) của Tổng thống Macron. Đây là một thất bại lớn đối với bản thân ông Macron vốn luôn coi việc ngăn chặn đà tiến của RN là một ưu tiên.
Trong tình trạng không có đa số tuyệt đối từ đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Macron đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành đất nước và thất bại tại cuộc bầu cử châu Âu chẳng khác nào "giọt nước làm tràn ly". Nhằm thay đổi tình hình, Tổng thống Pháp đã quyết định giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn, hy vọng sẽ có được “một đa số rõ ràng” để tiếp tục điều hành đất nước cho tới năm 2027.
Quyết định đường đột của Tổng thống Macron không chỉ khiến dư luận trong nước và châu Âu kinh ngạc, mà còn làm cho chính các đồng minh trong phe của ông cảm thấy choáng váng. Nhất là khi hai vòng bầu cử sớm diễn ra ngay trước thềm Thế vận hội Olympic Paris 2024, trong khi người dân Pháp chuẩn bị bước vào hai tháng nghỉ hè. Để biện minh, ông khẳng định không thể kéo dài tình trạng liên minh cầm quyền chỉ có đa số không quá bán tại Quốc hội và theo ông, việc tiến hành bầu cử trước thời hạn sẽ giúp ông "làm rõ" suy nghĩ của cử tri và lập trường của các lực lượng chính trị của đất nước.
Thế nhưng khi đưa ra một quyết định như vậy, Tổng thống Macron đã không lường hết xu hướng trỗi dậy của phe cực hữu. Tại vòng một cuộc bầu cử sớm, liên minh cực hữu với đảng RN làm nòng cốt vẫn giành vị trí dẫn đầu, đẩy liên minh của ông xuống vị trí thứ ba, sau liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP). Thắng lợi của phe cực hữu đã khiến các đảng phái còn lại rơi vào cảm giác vô cùng bất an, buộc phải hợp sức thành “Mặt trận Cộng hòa” để ngăn chặn RN. Và nếu như phe trung dung của Tổng thống không có sự hợp tác tạm thời của cánh hữu và cánh tả, nước Pháp đã phải chứng kiến sự ra đời của một chính phủ cực hữu mà châu Âu đặc biệt lo ngại.
Nhưng thành công trong việc chặn bước tiến của RN tại vòng hai đã không giúp mang lại một trạng thái lạc quan hơn, mà ngược lại còn tạo ra một tình cảnh chưa từng có trong nền Đệ ngũ Cộng hòa. Lần đầu tiên Quốc hội Pháp bị chia thành ba khối chính trị rõ rệt với mỗi khối có số ghế không chênh nhau đáng kể. Trong điều kiện như vậy, bất cứ khối nào cũng không thể làm được điều gì lớn do sẽ vấp phải trở ngại từ hai phe còn lại. Chính điều này đã đẩy chính trường Pháp vào trạng thái bất ổn thường trực và hệ lụy của nó chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Tương quan lực lượng mới đã khiến Tổng thống Emmanuel Macron phải đau đầu trong việc lựa chọn người lãnh đạo chính phủ mới, Vua Sân Cà – Hành Trình Chinh Phục Đế Chế Cà Phê Việt thay thế đồng minh Gabriel Attal buộc phải từ chức sau khi Quốc hội giải tán. Nhưng việc ông bỏ qua thông lệ bổ nhiệm một nhân vật của phe dẫn đầu trong cuộc bầu cử làm thủ tướng, Vui Cùng Dafabet – Trải Nghiệm Cá Cược Đỉnh Cao trong trường hợp này là NFP, Tìm Hiểu Về Link Vào Nhà Cái W88_ Những Điều Cần Biết và chọn ông Michel Barnier, thuộc đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (LR) có vỏn vẹn 49 ghế trong Quốc hội mới đã nuôi dưỡng những mâu thuẫn âm ỉ trên chính trường.
Và đúng như cảnh báo, NFP đã hai lần đưa ra kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của Thủ tướng Barnier. Trong lần thứ hai, liên minh này đã đạt được thành công nhờ sự ủng hộ của phe cực hữu. Ông Banier đã phải từ chức sau khi chính phủ của ông kích hoạt Điều khoản 49.3 để thông qua dự luật An sinh xã hội năm 2025 mà bỏ qua vai trò của các đại biểu quốc hội. NFP và phe cực hữu đã cùng nhau tạo thành số phiếu quá bán để biến Michel Barnier trở thành thủ tướng cầm quyền ngắn nhất trong nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.
Sau thất bại đã được dự báo trước, Tổng thống Macron lại phải làm lại từ đầu. Và ông vẫn kiên định với lập trường không chọn người của cánh tả làm lãnh đạo chính phủ mới. Nhân vật được bổ nhiệm là François Bayrou, lãnh đạo đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) theo đường lối trung dung, cùng phe và cũng là đồng minh lâu năm của Tổng thống Macron. Phương châm của nhà lãnh đạo này là “xây dựng những thỏa hiệp vững chắc và rõ ràng,dafabet app tôn trọng lập trường của mọi người, vì lợi ích của người Pháp”. Và theo ông, Quốc hội “thực sự là nơi mà phương pháp làm việc mới phải tạo ra thành quả”.Nhưng có vẻ phương châm này khó có thể áp dụng trên thực tế nếu biết rằng ông François Bayrou là một người rất trung thành với “chủ nghĩa Macron” và đây chắc chắn là điều mà cả liên minh cánh tả và phe cực hữu cùng không ưa thích. Chính phủ của ông có thể nhận được sự ủng hộ của LR, nhưng rất khó đạt được sự chấp nhận của các nhóm chính trị còn lại trong Quốc hội.
Khi bổ nhiệm đồng minh Bayrou, yêu cầu đầu tiên mà Tổng thống Macron đặt ra cho vị tân thủ tướng là phải tìm được một thỏa thuận “không kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm” với các nhóm chính trị đối lập, trừ đảng RN cực hữu và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) , với hy vọng sẽ giữ chính phủ mới tồn tại đến năm 2027, thời điểm kết thúc nhiệm kỳ hai của ông.
Nhưng các cuộc thương lượng gấp gáp đã không giúp ông Bayrou đạt được điều mong muốn. Việc ông không chấp nhận các lằn ranh đỏ của cánh tả, đặc biệt là đảng Xã hội (PS) mà Tổng thống Macron muốn lôi kéo liên minh, là nguyên nhân của vấn đề. Tân thủ tướng Pháp không chấp nhận “đóng băng” dự án cải cách hưu trí, đồng thời chỉ cam kết “không lạm dụng” Điều khoản 49.3 thay vì từ bỏ hẳn như yêu sách của PS. Đó là chưa kể đến dự luật ngân sách 2025 bao gồm quá nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến thuế và cắt giảm ngân sách. Tương tự PS, có vị thế như một “trọng tài” trong Quốc hội, RN không chấp nhận việc Thủ tướng Bayrou vượt qua các giới hạn, đặc biệt về nhập cư và an sinh xã hội, mà đảng này đã đặt ra trong cương lĩnh của mình.
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra cho Thủ tướng Bayrou là làm như thế nào để thông qua dự luật ngân sách 2025, cân bằng phương trình thuế và chi tiêu công để có thể giảm thâm hụt về mức 5% như mục tiêu đề ra cho năm tới? Chính phủ của ông sẽ phải thực hiện vai trò hành pháp trong những điều kiện thật bất lợi: nợ công của đất nước vượt ngưỡng 3.200 tỉ euro, thâm hụt ngân sách năm 2024 lên tới 6,2%, trong khi Moody's hạ xếp hạng của Pháp từ “Aa2” xuống “Aa3” ngay sau khi ông nhận quyết định bổ nhiệm.
Chưa hết, theo báo cáo vừa công bố của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế Pháp (INSEE), ngoại trừ lĩnh vực công nghiệp đang trì trệ, chỉ số môi trường kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực ở Pháp đều sụt giảm. Giới doanh nghiệp Pháp đang cần một niềm tin đối với tương lai chính trị của đất nước. Nhưng có vẻ như đây là điều xa xỉ vào lúc này.
Nhìn lại năm 2024, sẽ không sai khi đưa ra kết luận rằng nguyên nhân dẫn đến bức tranh chính trị u ám của nước Pháp chính là quyết định giải tán quốc hội. Mong muốn làm “sáng tỏ” bức tranh chính trị của Tổng thống Macron cuối cùng đã tạo ra một phương trình khó giải và đẩy đất nước vào tình thế bấp bênh hơn. Qua tuyên bố của lãnh đạo các nhóm chính trị cánh tả và phe cực hữu, dường như chính phủ của Thủ tướng Bayrou cũng sẽ sớm có chung số phận với chính phủ tiền nhiệm.
“Chúng tôi chưa tìm ra lý do để không kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm”, ông Olivier Faure, Thư ký thứ nhất của PS, cảnh báo sau cuộc thương lượng giữa đảng này với Thủ tướng Bayrou. Lãnh đạo đảng LFI Jean-Luc Mélenchon cũng đưa ra nhận định ngay sau khi thành phần chính phủ mới được công bố chiều 23/12: “Không có đa số để thông qua ngân sách, vì vậy sẽ có 49.3 và kết quả sẽ là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ông François Bayrou sẽ không vượt qua nổi mùa Đông”.
Có vẻ như chính trường Pháp sẽ chưa thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn khi bước sang một năm mới!