Mikheil Kavelashvili, cựu cầu thủ Manchester City và có quan điểm chống phương Tây, được bầu làm Tổng thống Gruzia trong cuộc bỏ phiếu bị phe đối lập tẩy chay.
Đại cử tri đoàn Gruzia ngày 14/12 bỏ phiếu thông qua quyết định chọn Mikheil Kavelashvili làm Tổng thống mới với 224 phiếu thuận. Đây là lần đầu tiên Gruzia áp dụng cơ chế đại cử tri để bầu tổng thống, sau sửa đổi hiến pháp vào năm 2017.
Gruzia có 300 đại cử tri, gồm các nghị sĩ, ủy viên Hội đồng Tối cao Cộng hòa Tự trị Ajara và Hội đồng Tối cao Cộng hòa Tự trị Abkhazia, cùng đại diện từ các cơ quan chính quyền địa phương. Tuy nhiên, chỉ có 225 người tham gia bỏ phiếu lần này.
61 nghị sĩ đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu, do họ không công nhận kết quả cuộc bầu cử quốc hội hôm 26/10, trong đó đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền giành được gần 54% phiếu, điều mà phe đối lập cho là nhờ gian lận.
Ông Kavelashvili được cựu thủ tướng Bidzina Ivanishvili đề cử làm tổng thống, chức vụ chủ yếu mang tính lễ nghi, vào tháng trước. Ông Ivanishvili được coi là lãnh đạo tối cao thật sự của Gruzia và đang tìm cách tăng cường quan hệ với quốc gia láng giềng Nga, động thái không được nhiều người dân Gruzia ủng hộ, D oán X S Cn Th ngày 10 theo các cuộc thăm dò.
Ông Kavelashvili, zalo web ng nhp bng m qr 53 tuổi, d oán x s kiên giang hàng tun là cựu cầu thủ bóng đá từng thi đấu cho câu lạc bộ Manchester City của Anh năm 1995-1997, ghi được ba bàn thắng sau 28 lần ra sân. Ông cũng có 46 lần thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia, ghi được 9 bàn.
Ông Kavelashvili tại tòa nhà quốc hội ở Tbilisi,HitOtpBot Gruzia hôm 14/12. Ảnh: AFP
Chính trị gia này trở thành nghị sĩ từ năm 2016 và là một tronng những người sáng lập đảng Quyền lực Nhân dân, vốn tách ra từ đảng cầm quyền và có lập trường chống phương Tây.
Ông là đồng tác giả của đạo luật "đặc vụ nước ngoài" gây tranh cãi ở Gruzia, trong đó yêu cầu các tổ chức nhận hơn 20% ngân sách từ tài trợ nước ngoài phải khai báo với chính phủ và sẽ phạt nặng các trường hợp vi phạm.
Trong các bài phát biểu trước công chúng năm nay, ông nhiều lần cáo buộc tình báo phương Tây đang tìm cách đẩy Gruzia vào cuộc chiến với Nga.
Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa nhà quốc hội trước thềm cuộc bỏ phiếu để phản đối ông Kavelashvili. Một số chơi bóng trên đường phố và giơ thẻ đỏ về phía tòa nhà quốc hội, nhằm chế giễu sự nghiệp cầu thủ của ông.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Saome Zourabichvili, người có quan điểm ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) và chỉ trích đảng cầm quyền, đã thể hiện mình là thủ lĩnh của phong trào phản đối và tuyên bố sẽ không rời ghế sau khi hết nhiệm kỳ. Bà coi quốc hội hiện nay của Gruzia là bất hợp pháp với lý do kết quả bầu cử hồi tháng 10 đã bị "gian lận".
Trong bài đăng trên mạng xã hội ngay trước cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Zourabichvili cho rằng cuộc bầu cử chọn người kế nhiệm mình là "sự nhạo báng đối với nền dân chủ".
Phe đối lập cũng tuyên bố sẽ tiếp tục coi bà Zourabichvili là Tổng thống hợp pháp, kể cả sau khi ông Kavelashvili nhậm chức vào ngày 29/12.
Trong khi đó, Thủ tướng Irakli Kobakhidze đã chúc mừng ông Kavelashvili và gọi Tổng thống sắp mãn nhiệm Zourabichvili là "đặc vụ" của các thế lực nước ngoài.
Gruzia trong nhiều thập kỷ qua từng được coi là một trong các nước từng thuộc Liên Xô nghiêng về phương Tây nhất. Nhưng sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát vào đầu năm 2022, đảng Giấc mơ Gruzia đã tìm cách cải thiện quan hệ với Nga.
Người biểu tình chống chính phủ bên ngoài tòa nhà quốc hội Gruzia hôm 14/12. Ảnh: AFP
Quan hệ giữa nước này với phương Tây đặc biệt xấu đi trong năm nay, sau khi đảng cầm quyền thông qua các đạo luật về "đặc vụ nước ngoài" và quyền của cộng đồng LGBT, điều bị những người chỉ trích cho là áp dụng theo mô hình của Nga.
Đảng của Thủ tướng Kobakhidze cũng đã tạm dừng tiến trình gia nhập EU của Gruzia cho đến năm 2028, dù đây là mục tiêu lâu dài đã được nêu trong Hiến pháp đất nước, gây ra phẫn nộ trên khắp Gruzia.
Hàng chục nghìn người biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội hàng đêm trong hơn hai tuần qua, một số ném pháo hoa vào cảnh sát. Lực lượng an ninh sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông. Bộ Nội vụ Gruzia cho biết khoảng 150 cảnh sát đã bị thương trong các cuộc đụng độ với người biểu tình.
Các nước phương Tây bày tỏ lo ngại về thay đổi trong chính sách đối ngoại của Gruzia, trong đó EU đe dọa sẽ áp trừng phạt với quốc gia này liên quan hoạt động trấn áp người biểu tình của cảnh sát.
Phạm Giang (Theo Reuters, AP, Anadolu)