Phe nổi dậy Syria cam kết nhanh chóng hòa giải và tái thiết đất nước sau nội chiến, nhưng sẽ đối mặt nhiều thách thức từ lịch sử chia cắt về địa lý.
Khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cùng các lực lượng đồng minh tuần qua kiểm soát thủ đô Damascus và trở thành bên chiến thắng trong cuộc nội chiến kéo dài 14 năm tại Syria, nhiều người đã nghĩ đến một tương lai ổn định hơn cho quốc gia Trung Đông này.
Sau khi lật đổ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad, HTS cam kết sẽ nhanh chóng tái thiết, ổn định đất nước và chấm dứt chiến tranh. "Mọi người đã kiệt sức vì chiến tranh. Đất nước chúng tôi không sẵn sàng đối mặt cũng như tham gia vào một cuộc chiến nữa", Ahmed Hussein al-Shara, thủ lĩnh HTS, tuyên bố.
Tuy nhiên, để đạt được sự ổn định như vậy là thách thức rất lớn với HTS cũng như cả đất nước Syria. Theo giới chuyên gia, 14 năm nội chiến ở Syria bề ngoài là một cuộc xung đột giáo phái và ý thức hệ, song nó vẫn luôn bị thúc đẩy bởi yếu tố địa lý.
Sau Thế chiến II, Syria trở thành quốc gia bất ổn nhất ở Trung Đông, với ít nhất 8 cuộc đảo chính được thực hiện từ khi chế độ thực dân Pháp kết thúc vào năm 1946 cho đến năm 1970.
Trong nửa thế kỷ gia tộc Assad lãnh đạo Syria sau đó, quốc gia này tiếp tục trải qua nhiều năm bất ổn, bắt đầu từ phong trào "mùa xuân Arab" kéo theo các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng phát từ năm 2011, tiếp đó là nội chiến và sự trỗi dậy của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran càng khiến tình hình Syria thêm phức tạp. Người dân nước này đã quá quen với câu chuyện xung đột này kết thúc lại là khởi đầu của những cuộc tranh đấu tiếp theo và không ít người đã gọi đây là "lời nguyền địa lý" đã ám ảnh Syria trong thời gian dài.
Theo Arash Reisinezhad, chuyên gia tại Trung tâm Trung Đông thuộc Đại học Chính trị và Kinh tế London, Anh, Syria có vị trí địa lý chiến lược nhưng quá bằng phẳng, thiếu các rào cản tự nhiên quan trọng cả bên trong lãnh thổ lẫn dọc theo biên giới để có thể bảo vệ đất nước.
Ở phía tây nước này là Địa Trung Hải, một tuyến thương mại hàng hải huyết mạch, còn phía đông là thung lũng sông Euphrates, phía nam giáp sa mạc và phía bắc giáp vùng đồng bằng chân dãy núi Taurus.
Reisinezhad cho rằng đặc điểm địa lý của Syria không cung cấp khả năng phòng thủ để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài, cũng như không có các thành trì bên trong đất nước đóng vai trò như tuyến phòng thủ cuối cùng.
Bản đồ địa hình Syria. Đồ họa: FineArtAmerica
Hầu hết biên giới hiện nay của Syria là nhân tạo do các thực dân phân chia, chứ không phải tự nhiên. Biên giới phía nam là một đường thẳng và biên giới phía đông cũng gần tương tự. Điều này tạo nên những ranh giới mong manh trong lịch sử Syria và bản sắc dân tộc mờ nhạt.
Tính chất phân mảnh về địa lý đã chia lãnh thổ Syria thành 6 phần riêng biệt, gồm một ốc đảo ở phía tây nam, một cửa ngõ ở phía bắc, á gà casino 67 một dải bờ biển ở phía tây, 7m một cao nguyên gồ ghề phía nam, ty le ca cuoc vn88 một hành lang bắc - nam ở chính giữa và vùng đất bằng phẳng, cằn cỗi ở phía đông.
Thủ đô Damascus nằm tại trung tâm của ốc đảo được bao quanh bởi một bên là những ngọn núi của Lebanon, bên kia là sa mạc bằng phẳng. Dù nằm ở trung tâm, Damascus có rất ít tuyến đường tiếp cận những phần còn lại của đất nước.
Ở phía bắc là Aleppo, một cửa ngõ thương mại tự nhiên kết nối giữa Tiểu Á ở phía bắc và Lưỡng Hà ở phía đông. Những thế lực từng thống trị Tiểu Á, ban đầu là người La Mã, sau đó là người Ottoman, và hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ, luôn muốn kiểm soát trung tâm thương mại đông đúc dân cư này, khiến Aleppo trở thành mục tiêu giành giật giữa các bên trong lịch sử.
Ở phía tây, một dãy núi thấp nhìn ra Địa Trung Hải tạo thành dải đất ven biển dài nhưng hẹp, là nơi nương náu của các nhóm tôn giáo thiểu số như người Alawite hay người Thiên chúa giáo trong lịch sử Syria.
Những nhóm thiểu số này liên tục phải đối mặt với áp lực từ những người cai trị thuộc Hồi giáo dòng Sunni ở xa hơn,Go88 dù là ở cửa sông Nile hay dọc theo bờ biển Marmara. Thành phố cảng Latakia và Tartus nằm ở đây là cửa ngõ quan trọng giúp Syria tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Kiểm soát vùng ven biển phía tây là điều cần thiết để duy trì mối quan hệ với các đồng minh bên ngoài, giúp tạo thành nền tảng quyền lực cho giới lãnh đạo ở Damascus đối với khu vực.
Giữa hai khu vực trên có một hành lang chạy theo trục bắc - nam, nối Damascus với cửa ngõ thương mại Aleppo. Các thành phố Homs và Hama nằm dọc theo hành lang này. Chính quyền ở Damascus chỉ có thể duy trì quyền kiểm soát Aleppo thông qua hành lang này, và các cuộc nổi dậy chống Damascus cũng thường hướng tới mục tiêu cắt đứt nó. Tuyến cao tốc M5 trọng yếu của Syria được xây dựng dọc hành lang này.
Phía đông đất nước là thung lũng sông Euphrates và một vùng đất rộng lớn bằng phẳng nhưng cằn cỗi, tạo thành một phần của vùng Jazira. Jazira trải rộng ở phía bắc Iraq, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và đông bắc Syria, gồm ba thành phố lớn: Mosul, Amid, nay là Diyarbakir, và Raqqa.
Trải dài từ Mosul đến Raqqa, vùng đất này khá đồng nhất và người dân có đặc điểm tôn giáo, ngôn ngữ tương tự nhau. Trong suốt chiều dài lịch sử, hai khu vực này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, theo đó những người cai quản Mosul thường cai trị cả Raqqa và ngược lại.
Vị trí các thành phố trọng yếu của Syria. Đồ họa: AP
Địa hình gồ ghề của cao nguyên núi lửa Jabal al-Druze và cao nguyên Hauran ở phía nam, gần biên giới Jordan, lại tạo nên một khu vực khác của Syria. Khu vực này đã cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho các giáo phái thiểu số từng bị đàn áp trong lịch sử Syria, như người Druze.
Không giống hầu hết những vùng đất khác của đất nước, nơi chủ yếu người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống, các ngọn núi phía nam và dải đất ven biển phía tây Syria nổi tiếng với sự đa dạng của các nhóm tôn giáo và giáo phái thiểu số.
Tuy nhiên, sự đa dạng này không tạo ra tính thống nhất. Các nhóm thiểu số không có khả năng hình thành liên minh ổn định chống lại người Sunni chiếm đa số.
Nhìn chung, đặc điểm địa lý đã chia cắt Syria thành các khu vực riêng rẽ, gồm Damascus, thủ đô bị cô lập với khả năng tiếp cận hạn chế đến các khu vực khác, cửa ngõ thương mại Aleppo chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, hành lang bất ổn Homs-Hama-Idlib kết nối trung tâm chính trị với cửa ngõ thương mại, cùng dải bờ biển hẹp Địa Trung Hải và cao nguyên Jabal al-Druze.
Một trong những gốc rễ của tình trạng thiếu vắng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ tại Syria nằm ở "lời nguyền địa lý" và tình trạng chia cắt này. Kết hợp với việc thiếu một bản sắc dân tộc mạnh mẽ, Syria từng trở thành mục tiêu xâu xé của nhiều cường quốc khu vực và quốc tế. Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ các giải pháp thay thế khả thi và dễ tiếp cận lại có nguy cơ phá vỡ toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Vì lý do trên, giới cầm quyền Syria từ xưa đến nay đã phải dùng đến biện pháp cứng rắn với những cuộc nổi dậy để ngăn nguy cơ sụp đổ trong nước.
Các chiến dịch quân sự, hoạt động trao đổi thương mại và tương tác tôn giáo đều góp phần vào tình trạng chia rẽ và bất ổn trong lịch sử của Syria, vùng đất có cư dân đến từ nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau cùng sinh sống.
Trong bối cảnh căng thẳng nội bộ dai dẳng giữa những nhóm dân cư không đồng nhất này, việc thành lập một chính quyền quốc gia thống nhất, độc lập thực sự là một thách thức, giới quan sát đánh giá.
Lực lượng nổi dậy Syria ở tỉnh Homs hôm 7/12. Ảnh: Reuters
Syria trước đây hoàn toàn nằm dưới quyền thống trị của các đế chế lớn như người Assyria, người Ba Tư Achaemenid, người Arab và người Ottoman. Nơi đây cũng trở thành điểm nóng tranh chấp giữa các cường quốc, như giữa La Mã và Parthia, Byzantium và người Sasanian hay Ilkhanate và Mamluks.
Logic địa lý luôn chỉ ra rằng bất kỳ ai nắm giữ hành lang Homs-Hama sẽ nổi lên như người chiến thắng quyết định ở Syria. Việc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ đã trở thành điều không thể tránh khỏi khi phiến quân giành quyền kiểm soát dải đất này.
"Lực lượng nổi dậy đó, giờ đã kiểm soát Damascus, có thể tin rằng số phận Syria giờ nằm trong tay họ. Tuy nhiên, họ sẽ sớm nhận ra rằng họ sẽ khó lòng giải mã câu hỏi hóc búa về vị trí địa lý của đất nước", chuyên gia Reisinezhad bình luận.
Vũ Hoàng (Theo Foreign Policy, AFP, Reuters)